Kết quả thực hiện Đề án đưa báo Phụ nữ Thủ đô đến nữ công nhân tại các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội năm 2012 và kế hoạch năm 2013
Ngày đăng 23/11/2015 | 2:20 PM

1. Tình hình triển khai thực hiện

Ban Quản lý giao Trung tâm Thông tin và Xúc tiến đầu tư tổ chức đưa báo Phụ nữ Thủ đô trực tiếp đến tất cả 131 doanh nghiệp (tại phòng bảo vệ của doanh nghiệp) bắt đầu từ tháng 4/2012. Thông qua báo cáo về tình hình tiếp nhận và triển khai cho nữ công nhân lao động đọc báo sau 9 tháng thực hiện của 131 doanh nghiệp cho thấy kết quả đạt được như sau:

(a). Số lượng báo: Năm 2012 đã phát được 39 số báo với 148.683 tờ báo cho 131 doanh nghiệp, đạt 3817 tờ báo/1 số, đạt khoảng 16 người lao động nữ /1 tờ báo

(b) Chất lượng báo và thái độ người đưa báo: Đã trực tiếp đưa báo đến tất cả các doanh nghiệp (tại phòng bảo vệ của doanh nghiệp) với chất lượng báo khi đến từng doanh nghiệp tốt, thái độ của người đưa báo hoà nhã và thân thiện, cụ thể như sau:

- Chất lượng báo: 100% chất lượng tốt.

- Thái độ người đưa báo: 76,3% tốt, 19,1% khá, 0% kém, 4,6% không đánh giá

(c). Hình thức nghiên cứu báo (Tổ chức cho công nhân, người lao động nữ đọc báo): Các doanh nghiệp sau khi tiếp nhận Báo Phụ nữ Thủ đã chủ động chọn hình thức triển khai phù hợp để công nhân, lao động nữ đọc báo Phụ Nữ Thủ Đô. Có doanh nghiệp sử dụng 1 hình thức, nhưng có doanh nghiệp kết hợp nhiều hình thức ở trên đô.Cụ thể là:

+ Phát báo cho các phân xưởng: 44,3 %

+ Đặt báo tại nơi công cộng: 52,7%

+ Truyền tay: 25,2 %

+ Hình thức khác: 10,7%

(d). Tình hình triển khai đọc báo tại các khu công nghiệp;

Các doanh nghiệp đều cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để người lao động có thể đọc báo ở mọi nơi với nhiều hình thức nghiên cứu khác nhau, nhưng nhìn chung công tác triển khai tại các doanh nghiệp cũng đạt được kết quả tốt.

+ Triển khai Tốt: 61,8%

+ Triển khai Khá: 32,1%

+ Triển khai Trung bình: 5,3%

+ Triển khai Kém: 0,8%

(e). Ý thức đọc báo:Ở các khu công nghiệp nói chung và doanh nghiệp nói riêng vẫn còn thiếu các phương tiện giải trí cho người lao động như: sách, báo, phương tiện nghe nhìn, sân thể thao... nên sự hiểu biết, nhận thức của người lao động về các kiến thức xã hội còn hạn chế. Người lao động rất mong muốn được cập nhật thông tin, nên rất có ý thức đọc báo và giữ gìn khi được tiếp cận với báo Phụ nữ Thủ đô.

+ Ý thức Tốt: 55,7%

+ Ý thức Khá: 33,6%

+ Ý thức Trung bình: 10,7%

+ Ý thức Kém: 0%

2. Đánh giá, nhận xét

Các Doanh nghiệp đã nhận thức được sự quan tâm của Thành uỷ, HĐND, UBND, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đối với người lao động nói chung và phụ nữ nói riêng trong các khu công nghiệp, nhằm động viên về tinh thần để người lao động hăng say lao động sản xuất tạo ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc "công nghiệp hoá, hiện đại hoá" Thủ đô; xây dựng giai cấp công nhân đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; 100% các doanh nghiệp đều mong muốn tiếp tục được nhận báo trong những năm tiếp theo.

Góp phần tuyên truyền, phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin cho người phụ nữ cần tự mình nỗ lực phấn đấu, vươn lên nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Người phụ nữ đã biết tăng cường đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau thông qua các tổ chức Hội phụ nữ các cấp để khắc phục khó khăn, phát huy nội lực hoàn thành nhiệm vụ.

Góp phần cải thiện môi trường làm việc cho lao động nói chung và phụ nữ nói riêng. Qua đó các doanh nghiệp đã nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với công tác chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, của Thành phố và của Việt Nam.

3. Hạn chế và nguyên nhân:

Số báo phát còn ít, nên nữ công nhân lao động còn khó khăn trong việc tiếp cận báo. Việc kiểm tra, giám sát nhân viên đưa báo tại thực địa còn chưa thường xuyên. Tại một vài doanh nghiệp, bảo vệ chậm chuyển báo đến người lao động, khiến việc tiếp nhận và triển khai đọc báo còn chậm trễ. Nguyên nhân của những hạn chế do:

- Khoảng cách giữa các khu công nghiệp và giữa Nhà in báo với các các khu công nghiệp là khá xa;

- Khối lượng công việc mà Trung tâm phải đảm nhận từ khi nhận báo đến khi phát báo trực tiếp tại 131 doanh nghiệp là lớn: bình quân mỗi lần đưa báo phải đi khoảng 200 km với thời gian làm việc khoảng 6 - 8 giờ/1 lần;

- Một số ngày do trời mưa nên việc đưa báo có bị chậm giờ so với thường lệ;

-Một số bảo vệ của doanh nghiệp nhận báo nhưng chậm chuyển vào phòng hành chính là do chưa nhận được sự đôn đốc quyết liệt của phòng hành chính doanh nghiệp.

4. Kế hoạch năm 2013

Trên cơ sở số liệu về doanh nghiệp và lao động của các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội (tính đến tháng 6/2012) và nhu cầu được đọc/nghiên cứu báo của nữ lao động, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội và Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội thống nhất kế hoạch phát báo năm 2013 như sau:

- Số lượng khu công nghiệp đưa báo đến: 07 khu công nghiệp

- Số lượng doanh nghiệp: 186 doanh nghiệp (tăng thêm 55 doanh nghiệp so với năm 2012)

- Số lượng nữ lao động tính đến tháng 6/2012 của 186 doanh nghiệp khoảng: 77.995 (tăng thêm 20.741 người so với năm 2012)

- Số lượng báo phát năm 2013 = 77.995lao động/15 tờ x 52 kỳ = 270.400 tờ báo, cụ thể như sau:

TT

Khu công nghiệp

Số doanh nghiệp nhận báo

Số lượng nữ công nhân

Số báo phát hành

1

Hà Nội Đài Tư

12

1,001

90

2

Sài Đồng B

11

6,730

450

3

Quang Minh

49

12,299

852

4

Thăng Long

62

44,951

2,909

5

Nội Bài

23

6,039

409

6

Phú Nghĩa

14

4,389

306

7

Thạch Thất - Quốc Oai

15

2,586

184

Tổng số

186

77,995

5,200

Tổng số cả năm

270.400